Nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven | Radio Âm nhạc ♫
Beethoven – một nhạc sĩ thiên tài người Đức có cuộc đời đầy cô đơn và bất hạnh. Ông sống ở thời kì Phục Hưng – giai đoạn nền văn hóa nhân loại phát triển rực rỡ nhất.
Beethoven là một trong những nhà văn hóa vĩ đại của thế giới, ông sống trong một giai đoạn lịch sử đầy rẫy những biến động về chính trị và xã hội, một thời đại có nhiều mâu thuẫn phức tạp. Đó là thời kỳ mà giai cấp tư sản cùng đông đảo quần chúng đứng lên đánh đổ vua quan phong kiến qua cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789.
Cuộc đời
Ludyig Van Beethoven sinh ngày 16 tháng 12 năm 1770 tại thànhphố Bonn, miền tây nước Đức. Đây là một thành phố cổ kính và là trung tâm văn hóa thời bấy giờ.
Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo nhưng có truyền thống âm nhạc. Ông nội của ông là Louis van Beethoven, nhạc trưởng dàn nhạc cung đình Bonn. Bố của ông là Johann van Beethoven, môt nhạc sĩ có tài, biễu diễn đàn Violon, Clevecin, làm việc trong dàn nhạc của nhà hát hoàng cung. Mẹ của nhạc sĩ là con gái của một người nấu bếp, bà là một người mẹ đôn hậu, đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho Beethoven sau này.
Người thầy dạy nhạc đầu tiên cho Beethoven chính là cha của ông. Cha ông rất ngưỡng mộ tài năng của nhà soạn nhạc Mozart. Người cha thường la mắng và ép ông luyện đàn suốt ngày đến nỗi ngón tay bị tê dại, sưng vù. Khi Beethoven được 11 tuổi, theo quyết định của cha, ông phải nghỉ học để tập trung vào âm nhạc.
Sống trong một gia đình hoạt động âm nhạc, cậu bé Beethoven đã sớm có một năng khiếu đặc biệt về âm nhạc. Mới lên ba, lên bốn cậu đã chăm chú nghe bố chơi đàn để rồi bắt chước lại trên đàn Piano với một sự thích thú.
Nhận thấy con có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc, ông Giohan Van Beethoven bắt đầu dạy cho con học nhạc. Ông muốn con mình trở thành một “thần đồng” âm nhạc như Mozart. Ông thường bắt cậu bé lên bốn tập đàn nhiều giờ liền trước cây đàn Piano, đánh đi đánh lại những khúc luyện tập khô khan trên đàn Violon. Với một cách giảng dạy khắc nghiệt như vậy, nhiều khi Beethoven cảm thấy sợ học âm nhạc, có nhiều buổi học cậu phải trốn học. Thế rồi đến năm lên tám tuổi cậu cũng được biễu diễn trước đông đảo công chúng, sau đó cùng với cha đi biễu diễn một vài thành phốthuộc nước Đức.
Ngoài việc học nhạc, tập đàn, cậu bé còn phải học ngoại ngữ và những kiến thức khác, đến năm mười hai tuổi Beethoven đã đọc thạo ngoại ngữ, chơi đàn Clevecin, Violon, Organ rất thoải mái. Với tài năng như thế, gia đình ông xin cho cậu bé vào làm một chân phụ việc cho nghệ sĩ Organ tại dàn nhạc hoàng cung,ở đây Beethoven được gặp nhạc sĩ nổi tiếng hoàng cung là Nete, ông là nhạc sĩ Organ và là tác giả của nhiều vở nhạc kịch. Nefe rất yêu mến và đã dạy dỗ tận tình cậu bé. Nhờ có thầy, Beethoven đã được học hòa thanh, đối vị, hoàn thiện kỹ thuật đàn Organ. Nefe còn giới thiệu cho Beethoven nhiều tác phẩm nổi tiếng của Bach, Hendel… Nhận định về Beethoven, Nefe đã viết trên báo: “Đấy là một cậu bé có tài… nếu anh ta cứ làm việc như lúc khởi đầu này, thì đó sẽ là một Mozart thứ hai”. Năm lên 13 tuổi Beethoven vẫn làm việc trong dàn nhạc hoàng cung, lúc này mọi người đã bắt đầu biết đến tiếng của cậu bé bởi tính gần gũi và tài năng của Beethoven, nhạc sĩ thường đến các nhà quý tộc tiến bộ hòa nhạc và dành cho họ sự ngạc nhiên với những sáng tác của mình.
Với môt người có bộ óc“khổng lồ” và ham học hỏi như Beethoven thì sinh hoạt âm nhạc ở Bonn không làm cho ông thỏa mãn, ông có ý định muốn gặp nhạc sĩ thiên tài Mozart. Gạt mọi trở ngại, năm 1787 Beethoven đi Vienna. Ở Vienna lúc này Mozart đang viết vở nhạc kịch “Donjuan”, nhưng ông cũng dành thời gian để tiếp chàng thanh niên người Đức không quen biết. Mozart sửng sốt vì tài ứng tác và sự phát triển chủ đề của Beethoven, Mozart đã phải thốt lên: “Hãy chú ý đến chàng thanh niên này, trong tương lai cả thế giới phải nhắc đến tên anh ta” và Mozart nhận Beethoven làm học trò. Beethoven mừng rỡ, bởi đã thỏa lòng mong đợi, nhưng từ Đức một tin không vui đã đến với anh: mẹ anh đang hấp hối! Beethoven phải về Đức gấp. Vài hôm sau anh về thì mẹ đã qua đời, rồi không lâu người em gái cũng đi theo mẹ. Đời sống kinh tế khó khăn, Beethoven phải ở lại để nuôi các em.
Shop đàn guitar Hà Đông Fun Art Music chất lượng, giá rẻ, uy tín
Năm 1789 ở Pháp nổ ra cuộc cách mạng tư sản, cũng năm ấy, Beethoven vào học tại khoa triết của trường đại học tổng hợp Bonn. Lúc này luồng gió mới từ cuộc cách mạng tư sản Pháp đã thổi vào nước Đức, những khẩu hiệu như “tự do, bình đẳng, bác ái” đã thức tỉnh các tầng lớp dân chủ. Nhà soạn nhạc vừa tròn 19 tuổi cũng phấn khởi đón nhận luồng gió mới đó. Chẳng bao lâu sau, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Beethoven đành phải bỏ học triết để tiếp tục theo học âm nhac.
Ngày 6 tháng 12 năm 1791 thiên tài âm nhạc Mozart từ trần, tin bất hạnh đến vớiBeethoven, ước mơ được học với người thầy lỗi lạc không bao giờ trở thành hiện thực nữa. Nhưng một tin vui lại đến, nhạc sĩ Haydn sau khi sang Anh đã trở lại Bonn, do được Mozart giới thiệu từ trước và cũng đã được nghe Beethoven đàn, lần này Haydn quyết định nhận dạy Beethoven tại Vienna.
Cuối năm 1792, Beethoven đến Vienna. Mới đầu ông hoạt động với tư cách là một nghệ sĩ dương cầm, sau đó ông nổi tiếng với những sáng tác. Giới sành điệu ở Vienna coi ông là một nhà dương cầm hiện đại có tài. Ở Vienna, Beethoven đã sớm đạt được những thành tựu rực rỡ, nhưng điều quan trọng hơn cả là được học với thầy Haydn. Qua một thời gian dạy Beethoven, người nhạc sĩ già thấy không hiểu nổi những tư tưởng mới, những ý nghĩ táo bạo về cách mạng trong con người anh nhạc sĩ trẻ tài ba này. Thế rồi giữa hai thầy trò đã xẩy ra những mâu thuẫn, không thông cảm với nhau, nhưng Beethoven vẫn luôn luôn kính trọng thầy Haydn. Một thời gian sau Beethoven chuyển sang học với một số nhạc sĩ khác, trong đó có nhạc sĩ Ý nổi tiếng là Saleri.
Năm 1796 Beethoven thây có triệu chứng của bệnh điếc, đến năm 1801 thì bệnh càng trở nên trầm trọng, ông tìm mọi cách chạy chữa nhưng không khỏi, đó là một nguy cơ đối với nhạc sĩ, người thường tiếp xúc vđi thế giới âm thanh. Trong thời gian này, ông lại yêu một cô học trò là nữ bá tước trẻ Juliette, nhưng tình yêu đó không đến với người nhạc sĩ nghèo, ông đã viết tặng cô bản Sonata “Ánh trăng” nổi tiếng. Tình yêu không thành, bệnh tình thì không chữa được, Beethoven lâm vào tình trạng khủng hoảng nặng về tinh thần. Ông phải náu mình tại một vùng quê gần Vienna trong sự dằn vặt đau khổ. Mùa hè năm 1802 ông đã viết di chúc để lại cho các em, nhưng rồi Beethoven cũng đã vươn lên với một nghị lực phi thường.
Sau cơn khủng hoảng, Beethoven nhanh chóng trở lại với bản chất hăng say, nhiệt tình của mình. Trơng một bức thư gởi bạn ông đã viết: “Tôi cảm thây sức lực của tôi trổi dậy gấp trăm nghìn lần: Thật là tuyệt!”. Những tác phẩm của Beethoven ởgiai đoạn này hết sức vững vàng, chắc tay, đi theo khuynh hướng mới với kịch tính cao, chủ đề anh hùng, âm hình chủ đạo, tiết tấu phức tạp và hình thức đồ sộ. Những tác phẩm lỗi lạc ấy đã mở ra một thời kỳ sáng tao mớitrong sự nghiệp sáng tác của Beethoven. Đó là 6 ban giao hưởng(từ số 3 đến số 8), nhạc kịch Fidelio, các bản Overture, Concerto, ban Sonate “Appasionata”, nhiều bản tứ tấu, khúc phóng tác, hợp xướng… được ra đời trong thời kỳ này.
Từ năm 1813 đến năm 1816, Beethoven gần như bị điếc hẳn, bên cạnh đó tình hình chính trị có nhiều biến đổi, ông căm ghét và bất mãn với chế độ chính trị đương thời, tuy nhiên ông cũng lao vào sáng tác. Thời kỳ này ông viết xong 5 bản Sonata cho Piano cuối cùng, 5 tứ tấu dây và đặc biệt là bản giao hưởng số 9, một tuyệt tác kết thúc sự nghiệp sáng tác của Beethoven. Bản nhạc này đã chiếm vị trí đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác giao hưởng của Beethoven. Đó là một tác phẩm vĩ đại của kho tàng văn hóa thế giới. Nó là một thành tựu quang vinh trong sự nghiệp sáng táccủa Beethoven, ở bản giao hưởng này, chương cuối Beethoven đã đưa giọng hát để thể hiện với hình thức hợp xướng và đây là lần đầu tiên trong lịch sử âm nhạc xuất hiện một bản giao hưởng có hợp xướng.
Beethoven từ trần vào ngày 26 tháng 3 năm 1827 trong lúc ông đang còn dự định viết bản giao hưởng số 10. Hàng vạn người ở Vienna đã đưa tiễn người nhạc sĩ nghèo đến nơi an nghỉ cuối cùng. Beethoven đã để lại trong lòng họ và trong lòng những người đời nay một tấm gương sáng chói về tinh thần và nghị lực vươn lên khỏi mọi chông gai để thực hiện lý tưởng cao quý của mình là phục vụ cho sự nghiệp giải phóng của nhân loại.
Sự nghiệp
Beethoven là người có năng khiếu âm nhạc phi thường. Vượt qua những nghịch cảnh của bản thân, ông đã cống hiến trọn đời mình cho nền âm nhạc thế giới.
Các nhạc phẩm ông sáng tác dành cho dàn nhạc bao gồm 9 bản giao hưởng được đánh số từ 1 đến 9, các bản khai khúc và bản Egmont.
Các bản Concerto (nhạc hòa tấu dùng cho 1 nhạc cụ và dàn nhạc) gồm 5 bản dành cho piano, 1 bản dành cho violin, 1 bản dành cho cả ba loại đàn violin, piano, cello.
Nhạc thính phòng gồm các bản hòa tấu 4 đàn dây, 1 bản hòa tấu 5 đàn, các bản sonata violin và cello, dạ khúc và nhạc kèn thính phòng. Riêng piano, ông sáng tác 32 bản dành cho loại nhạc cụ này.
Ngoài ra, ông còn sáng tác 1 tác phẩm nhạc kịch, 1 tác phẩm nhạc đồng ca, hơn 20 bộ biến khúc, các bản thanh nhạc Cantata cùng nhiều bài hát khác.
Ông sáng tác nhạc rất cẩn thẩn, kỹ lưỡng và khéo léo. Số lượng các tác phẩm nhìn chung không quá nhiều so với 57 năm cuộc đời nhưng đều có giá trị bất hủ. Không chỉ là nhà soạn nhạc tài ba, ông còn là người đầu tiên cảm nhận rằng: “Âm nhạc là tài sản văn hoá của nhân loại. Nó không phải là của riêng cho cung đình hay một nhóm người nào. Âm nhạc trước hết phục vụ quảng đại quần chúng”.
Beethoven có nhiều đóng góp lớn cho hai thể loại đó là Sonate và giao hưởng. Nếu ở Sonate đó là những trang nhật ký của nhạc sĩ ghi lại những cảm xúc của chính mình thì ở thể loại giao hưởng đôi với Beethoven như là một vũ khí lợi hại, nói lên những tư tưởng lớn lao của thời đại. Những tác phẩm giao hưởng của Beethoven thật vô cùng quý giá, nó sánh ngang với bi kịch của Shakespeare, thơ ca của Goethe và tiểu thuyết của Victohuygo. Những tác phẩm giao hưởng của Beethoven được mở rộng quy mô chưa từng thấy, thành phần dàn nhạc cũng được tăng cường gần giống như dàn nhạc hiện nay. Tính nhất quán và đặc tính của từng chương tùy thuộc vào tư tưởng cơ bản, tính chất cụ thể của từng hình tượng nhân vật đề từ đó có được những nét nhạc chủ đềthể hiện được nội dung tư tưởng ấy. Giao hưởng của Beethoven thực chất là những kiễu mẫu đầu tiên cho âm nhạc giao hưởng có tiêu đề của thế kỷ XIX. Khi có quan điểm như vậy đôi với tác phẩm giao hưởng, thì nhịp độ sáng tác như trước đâycủa Haydn, Mzart đã không còn phù hợp nữa. Do đó Beethoven không phải có 100 hoặc 40 mà chỉ có 9 tác phẩm giao hưởng, nhưng đó là những tác phẩm đã đặt nền móng cho các điển hình khác nhau của âm nhạc giao hưởng như: kịch tính, anh hùng, bi kịch, triết lý, trữ tình… Beethoven đã mở rộng chân trời âm nhạc, tạo tiền đề cho nghệ thuật giao hưởng thế giới trước gần một thế kỷ rưỡi.
Âm nhạc của Beethoven vừa mang tính trữ lại đậm chất anh hùng ca. Ý nghĩa triết học sấu sắc của cuộc cách mạng tư sản đã được phản ánh thông qua thế giới quan và sự cảm xúc nhạy bén của nhạc sĩ, đó là con đường đấu tranh từ bóng tối vươn ra ánh sáng đi đến thắng lợi của các dân tộc giải phóng, đến quyền sống tự do của con người. Trong đó như có một sợi chỉ hồng xuyên suốt bằng các chủ đề: Đấu tranh – Anh hùng và Chiến thắng trong các tác phẩm của Beethoven. Những hình tượng đấu tranh người người lớp lớp của quần chúng được khắc họa một cách đậm nét, là đề tài có ý nghĩa xã hội rất rộng lớn đã được xuất hiện lần đầu tiên trong âm nhạc của Beethoven, nó phản ánh trực diện không khí đấu tranh sôi sục của quần chúng như những khát vọng lớn lao của họ. Bởi thế tính hiện thực trong các tác phẩm của Beethoven càng cao và giá trị của nó càng lớn. Chính vì thếmà Stasov – một nhà phê bình âm nhạc Nga đã gọi ông là “Shakespeare của quần chúng”.
Cho đến nay hiếm ai có thể so sánh được với Beethoven về nghệ thuật mô tả chủ nghĩa anh hùng cách mang của quần chúng. Đề tài cách mạng là kho tàng vô tận của Beethoven. Những tác phẩm kiệt xuất của ông được liệt vào danh mục những tác phẩm đầy kịch tính và anh hùng. Hình tượng âm nhạc của Beethoven thật muôn hình muôn vẻ, thật mới lạ. Nhân vật của ông rất dũng cảm, đầy nhiệt tình, có cá tính, hòa hợp với trí lực mạnh mẽ và một thế giới nội tâm phong phú, phức tạp. Bi kịch anh hùng ca cùng với tư duy triết học, tính chất lãng mạn sâu sắc, sự hài hước theo phong cách dân gian, tính bi hùng thôn dã, lòng khát vọng và những ước mơ dưới ánh sáng mạnh mẽ của chủ nghĩa hiện thực đã được mở ra trong âm nhạc của Beethoven.
Beethoven sống vào thời đại cách xa chúng ta trên hai trăm năm nhưng ông vẫn rât gần gũi với chúng ta, bởi vì nghệ thuật kiệt xuất của Beethoven đã ca ngợi tương lai đẹp đẽ của con người, ca ngợi sự đấu tranh để giải phóng nhân loại thoát khỏi mọi áp bức và đau khổ.
Ông là một trong những nhạc sĩ vĩ đại của thế giới, ông là một nhà soạn nhạc xuất chúng và cũng là người đương thời của cách mạng.
Chuyện tình của Nhạc sĩ thiên tài Beethoven
Shop guitar uy tín Fun Art Hà Đông – 📞0966.139.938 – Phụ kiện đàn guitar giá rẻ