Những điều cần biết khi thay dây cho đàn Guitar (phần 1)
Nếu sở hữu dù là cây đàn đắt tiền hay mua đàn guitar giá rẻ đi chăng nữa, việc thay dây guitar sớm hay muộn bạn cũng sẽ phải tự tay làm, nếu vậy hãy đọc những điều lưu ý sau đây trước khi tiến hành thay dây cho một cây đàn guitar nhé.
Bài viết này mình có ý tưởng khi một khách hàng tới FunArt Musics mua đàn guitar Yamaha chính hãng bởi yêu nhưng hầu như chưa có kiến thức gì về guitar và hỏi rất nhiều điều về vấn đề dây và thay dây guitar. Những thông tin tổng hợp sau đây về thay dây cho đàn guitar phù hợp với cả những người mới học lẫn người đã có nhiều kinh nghiệm.
Contents
Khi nào nên thay dây cho đàn Guitar
Nếu dây đàn không thực sự hỏng và trục trặc thì thật khó để có một công thức cố định là sau bao lâu thì phải thay dây cho đàn, bởi chất lượng dây đàn sẽ phụ thuộc vào thời lượng chơi đàn, phong cách chơi sẽ ảnh hưởng tới chất lượng dây (classic hay pinkinig style…), việc bạn chăm sóc dây ra sau (có lau dây sử dụng dung dịch vệ sinh cho dây sau mỗi lần chơi hay không chẳng hạn), chất lượng của dây đàn guitar giá rẻ hay cao cấp cũng sẽ có tuổi thọ khác nhau.
Theo tư vấn của các tay chơi chuyên nghiệp trên thế giới thì: Nên thay dây sau mỗi 15 – 30 giờ chơi đàn (bạn sẽ thấy rất lạ lẫm với điều kiện kinh tế ở Việt Nam đúng không nào)
- Độ rung của dây (đàn hồi) quyết định đến chất lượng âm, độ vang, độ ngân… tiếng đàn.
- Liên quan đến tuning dẫn đến dây mau bị phô.
Bụi bẩn, mồ hôi thấm sâu vào bên trong lõi dây có thể gây ra sự ăn mòn hoặc rỉ sét có thể ảnh hưởng tới cả chất lượng cây đàn, giảm tuổi thọ đàn, do vậy được khuyến cáo sử dụng dung dịch vệ sinh cho dây để tăng tuổi thọ dây đàn, đặc biệt với guitar dây kim loại.
Thay dây nilon cho đàn dây sắt – Điều không thể!
Lướt qua rất nhiều topic trên các forums đàn guitar, nhiều bạn băn khoăn khi mua đàn acoustic dây sắt hoặc lỡ mua đàn guitar giá rẻ chĩnh hãng dây sắt chơi bị đau tay, muốn thay dây nilon vào để tập có được không. Câu trả lời gắn gọn là Không!
Lý do liên quan đến kỹ thuật:
– Nut (lược đàn): Vị trí ở phím số 0 ngay đầu cần đàn, bán kính và lực căng dây nilon và dây kim loại khác nhau nên lắp vào sẽ hoàn toàn không thể khớp, dẫn đến tiếng đàn kêu hay bị rè, lên không đúng nốt.
– Saddle (ngựa đàn): Ngựa đàn của 2 loại đàn này có cấu tạo hoàn toàn khác nhau
Đàn Acoustic (đúng chuẩn) có 1 bộ phận là Bridge pin (tạm dịch là ghim ngựa – mấy cục tròn để giữ dây đàn), bộ phận này có tác dụng ghim dây đàn lại.
Cấu tạo của dây nylon qui chuẩn là gá và buộc vào ngựa đàn, chứ không dùng đến bộ phận ghim, cho nên ko thể để dây đàn nylon vào 1 cây acoustic.
– Bộ phận tune (khoá đàn): Khóa đàn cho dây sắt thường bé, do độ căng dây kim loại rất cao, số vòng cuốn dây không cần nhiều. Ngược lại độ căng dây nylon thấp nên kích thước khóa lớn quấn được nhiều vòng dây.
Những phân tích trên khá quan trọng mà người chơi guitar cần lưu ý, đừng để ý đến một cây guitar sinh viên lắp dây khác cho tốt hay đàn guitar yamaha chính hãng dây sắt lắp dây nilon không sao đâu là những lời khuyên vô căn cứ, bạn cần có dây đàn tiêu chuẩn phù hợp để lắp vào đúng cây guitar tiêu chuẩn của mình nhé.
Lắp dây kim loại vào đàn dùng dây nylon – Xin đừng dại dột
Trái ngược với những điều bên trên, nhiều bạn có đàn dây nylon nhưng lại cảm thấy “tiếng của dây sắt hay và mạnh mẽ hơn, vậy lắp dây sắt vào đàn dây nilon để chơi”.
Trả lời: đừng dại dột trừ khi bạn muốn đưa cây đàn của mình tới xưởng sửa đàn, hoặc xa hơn là “làm củi”
Cách chế tạo từng chi tiết giữa đàn dây nylon và đàn dây kim loại khác nhau hoàn toàn. Để có được âm thanh hoàn hảo nhất từ cây Guitar là cả một quá trình nghiên cứu hàng trăm năm về sự cân bằng giữa lực căng và sự mềm dẻo (liên quan cả đến những kiến thức vật lý được nghiên cứu bởi các nhà vật lý học).
Dây nilon có lực căng ít hơn dây sắt nên mặt đàn dây nylon được làm mỏng, các bộ phận khác cũng được làm từ các vật liệu mảnh nhẹ để có thể tạo ra được âm thanh sáng, có độ vang, độ ngân.
Đàn guitar dây kim loại thì hoàn toàn trái ngược, thậm chí thấy rõ nhất là có 1 bộ phận gọi là truss rod / 1 thanh kim loại được cấy sâu bên trong của cần đàn để giúp gia tăng chịu lực và điều chỉnh được độ cong thẳng của cần đàn, đàn dây nilon thì không có đâu vì vậy khả năng chịu lực của cần đàn rất kém.
Tóm lại: Mỗi cây guitar có nhiệm vụ của riêng nó, không nên lẫn lộn đánh đồng chức năng và thử thách những điều không nên để rồi có thể dẫn đến hối hận nhé.
Các bạn có nhu cầu mua đàn guitar giá rẻ ở Hà Đông thì mời ghé qua trung tâm âm nhạc FunArt để có thể tìm được cho mình một cây guitar đúng sở thích và nghe chúng tôi tư vấn nhé. Đặc biệt shop nhạc cụ có nhiều cây đàn guitar giá rẻ cho sinh viên, học sinh giá vô cùng mềm để các bạn sở hữu một cây đàn về tập luyện nhé.
Leave A Reply
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.
2 Comments