
Sai lầm của các bậc phụ huynh với suy nghĩ: Cho con học đàn guitar “cho vui”
Tuy rằng nhiều bậc phụ huynh cho con học nhạc không với mong muốn con phải trở thành ông này bà nọ hay nghệ sĩ nổi tiếng mà đơn thuần chỉ là muốn con phát triển nghệ thuật và hoàn thiện tư duy, tuy nhiên học gì cũng cần phải có một sự nghiêm túc và chuyên nghiệp, tư duy học guitar cho vui hay bất kỳ một nhạc cụ nào khác là hoàn toàn sai lầm thậm chí có hại cho con.
Dưới đây là bài viết của nghệ sĩ Tô Phương Dung – một người hoạt động trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu âm nhạc và biểu diễn được đăng trên tạp chí âm nhạc. Cô là một trong những người đi đầu trong việc giới thiệu và phổ biến phương pháp giáo dục âm nhạc Dalcroze Eurhythmics tại Việt Nam.
Mời các bạn cùng đọc và thảo luận nhé.
Học guitar cần tránh tư duy nghiệp dư
Câu nói muôn thuở gặp nhiều tại các lớp dạy đàn guitar ở Hà Đông mà chúng tôi đã thấy mà các phụ huynh thường chia sẻ hoặc các bạn học sinh lớn tuổi là: “Anh chị/Cháu chỉ học nghiệp dư thôi nên cũng không có nhiều thời gian tập mấy”, hoặc “Học cho vui ấy mà, mục tiêu của anh là chơi được cho ra giai điệu đã, mấy cái xử lý tác phẩm chuyên sâu này chắc không cần đâu em!”.
Chắc hẳn nếu các bạn đã từng học guitar hoặc nhạc cụ khác thì cũng như chúng tôi đã từng nghe qua những chia sẻ giống như thế này. Điều đáng ngạc nhiên hơn là những suy nghĩ này đều xuất phát từ người lớn, đối với trẻ em chúng không bao giờ xác định ngay từ đầu việc học này đáng lưu tâm hơn việc học kia. Trẻ em đón nhận mọi thứ từ thế giới bên ngoài với sự háo hức tò mò và đôi mắt mở to hứng thú, biến những thứ mà chúng học được trở thành hành trang sống. Ngược lại người lớn, bởi thói quen thường sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên nên đã tự giới hạn chính mình hoặc con cái của họ bằng một tâm lý không ưu tiên bởi cụm từ “học cho vui”. Suy nghĩ này về lâu về dài hay thậm chí ngay từ lúc bắt đầu đã định hình nên một hiệu quả học tập kém cố gắng của trẻ, khi không “vui” thì nghỉ vài bữa cũng Ok.
Tự gắn mác “nghiệp dư” cho mình trong quá trình học nhạc là không nên, bởi rằng dẫn đến:
- Bạn dễ cảm thấy tự ti, không sẵn sàng thử sức với những khó khăn mới, mọi thứ đều theo những gì được chỉ dạy từ giáo viên, kém sáng tạo và sự đào sâu;
- Bạn thích giao lưu cùng những người “nghiệp dư” giống mình, biểu diễn chốn đông người là điều bạn không cảm thấy sẵn sàng;
- Bạn chỉ tập guitar hay học tập khi bạn vui và cảm thấy sẵn sàng mà thôi. Tập khó quá – thôi để hôm khác tập tiếp; Hôm sau có hẹn café với bạn – nghỉ học; hôm nay bị sếp la, chán đời – nghỉ tập… Cứ như vậy, quá trình luyện tập guitar của bạn bị ngắt quãng và nhiệt huyết ban đầu vơi dần đi lúc nào không hay.
- Thay đổi giáo viên dạy guitar cũng không sao – Bạn cho rằng mỗi giáo viên có thể học thử một thời gian ngắn xem có hợp với mình không, có kỹ thuật mà mình thích không, mỗi người học một ít thì có thể nhanh chóng tiếp thu được những “tinh hoa” từ họ.
- Chính tư tưởng nghiệp dư đó bó hẹp và không cho phép bạn tiếp cận với âm nhạc và những kỹ thuật guitar ở mức độ cao. Đối với người “học guitar nghiệp dư” thì chỉ cần chơi tốt một vài bài để lấy vốn, chẳng cần xử lý tác phẩm làm gì cho chuyên sâu, không cần xử lý sắc thái luôn, không cần lý thuyết, không cần hiểu bản chất và ý nghĩa phía sau tác phẩm….
Điều khác biện giữa người học chuyên nghiệp và nghiệp dư không nằm ở mục đích và nằm ở thái độ học nhạc các bạn ạ.
Nếu bạn là người ham học hỏi luôn muốn tìm hiểu cái mới, nghiêm túc trong tập luyện guitar, ham mày mò tự học thì bạn hoàn toàn có thể trở thành một người “chuyên nghiệp” cho dù bạn có phải là học sinh các trường nghệ thuật hay không!
Những lời khuyên dành cho các bạn tập luyện guitar
Dựa theo kinh nghiệm học và dạy nhạc của bản thân (Tô Phương Dung) xin gửi tới các bạn lời khuyên dành cho người học guitar và các bộ môn nghệ thuật như sau:
- Nghệ thuật là môn nghệ thuật đặc thù đòi hỏi nhiều sự sáng tạo của người học: sáng tạo trong phương pháp tập luyện, phương pháp học tập và hệ thống hóa thông tin… người tự học guitar sẽ gặp nhiều khó khăn hơn các bạn khác nhiều lần, thực tế bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm và học hỏi được rất nhiều kiến thức từ Internet, trong đó Youtube thực sự là một mỏ vàng cho các người học nhạc khi có rất nhiều người chia sẻ kiến thức khá bài bản trên đó đủ cả. Vấn đề là bạn có chịu tìm kiếm hay không mà thôi.
- Luôn lưu ý về sắc thái âm nhạc và cố gắng nắm chắc các kiến thức cơ bản, cần phải nắm được bản chất để có thể tập luyện khi không có giáo viên cũng như để nâng cao vốn kiến thức của mình. Hãy chơi guitar với tư duy người học chuyên nghiệp, chơi một bản nhạc hay nhất với khả năng của mình, to/nhỏ – nhanh/chậm phải đánh cho ra, chơi đàn guitar yamaha C70 cũng như guitar sinh viên cũng phải cho ra chất, nó sẽ trở thành phản xạ tự nhiên của bạn. Hãy thử ngẫu hứng, sáng tạo giai điệu với cây guitar của bạn xem sao bất kể bạn mới học hay đã học lâu rồi, âm nhạc hoàn toàn không phải là sự sao chép mà nó là nơi thể hiện cá tính của bạn.
- Học guitar cũng như học ngoại ngữ vậy, cần giao lưu nhiều với những người giỏi hơn mình để nhanh chóng tiến bộ hơn. Hãy chú ý nhiều hơn tới kỹ năng biểu diễn, sắc thái âm thanh và gu thẩm mỹ chứ đừng nghĩ đó chỉ là vấn đề của ngón tay, chơi được nhiều bài cấp độ khó là giỏi. Hãy tận dụng mọi cơ hội bạn có thể để biểu diễn chỗ đông người, cứ làm tới đi chắc chắn bạn sẽ tự tin hơn và nghiêm túc hơn trong lúc học nhạc, rồi một ngày bạn sẽ hóa thiên nga.
- Tập đàn guitar giống như đẩy xe lên núi vậy, cần sự cố gắng nỗ lực thường xuyên và bền bỉ nếu không bạn sẽ bị trôi tuột về vị trí xuất phát thôi. Việc duy trì được cường độ tập luyện đều đặn liền mạch sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh chóng. Nhiều bài tập với những kỹ thuật khó giữa một cuộc sống bận rộn đôi lúc sẽ khiến bạn nản long, nhưng đừng dễ dàng lơi lỏng sự tập trung của mình quá sớm. Hãy chia sẻ những khó khăn với giáo viên của bạn họ sẽ có nhiều kinh nghiệm chia sẻ để giúp bạn vượt qua.
- Học guitar rất cần tính kiến nhất chịu khó, phương pháp tốt nhất cần thời gian đù lâu để có thể phát huy được hiệu quả. Kết quả học tập không chỉ quyết định bởi giáo viên mà phụ thuộc rất nhiều vào việc tập luyện của bạn. Hãy cẩn thận lựa chọn giáo viên dạy bạn ngay từ đầu, phương pháp họ áp dụng, tìm hiểu những giá trị mà người giáo viên muốn hướng tới. Khi bạn cảm thấy những giá trị đó phù hợp với mình thì hãy tin tưởng và phối hợp với họ để đạt được hiệu quả học tập cao nhất.
Nếu bạn yêu thích và muốn lựa chọn một cơ sở dạy guitar uy tín, chuyên nghiệp ở Hà Nội thì có thể liên hệ với trung tâm âm nhạc FunArt tại Hà Đông, nơi đây hội tụ những giảng viên uy tín từ Học viên âm nhạc quốc gia (nhạc viện Hà Nội), trẻ và nhiều tâm huyết, đủ năng lượng để khơi gợi niềm đam mê của bạn và đủ nghiêm khắc để bạn tập luyện một cách nghiêm túc.
Chúc các bạn luyện tập guitar thành công và luôn là những người chuyên nghiệp 😉